bannerbdsmoi

Tìm tin tức

BẠN ĐỌC Điều tra theo thư bạn đọc Phản hồi Sáp nhập, tinh gọn bộ máy cơ quan chuyên môn cấp tỉnh là cần thiết

Chia sẻ bài viết qua:

Sáp nhập, tinh gọn bộ máy cơ quan chuyên môn cấp tỉnh là cần thiết

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Có thể nói, dù mới công bố, nhưng dự thảo Nghị định nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận quần chúng nhân dân và cán bộ, công chức.

 

Theo dự thảo nghị định, sẽ hợp nhất sở tài chính và sở kế hoạch – đầu tư thành sở kế hoạch – tài chính. Trong ảnh: doanh nghiệp làm thủ tục tại Sở Kế hoạch – đầu tư TP.HCM (Ảnh minh họa, theo Vfpress)

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Có thể nói, dù mới công bố, nhưng dự thảo Nghị định nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận quần chúng nhân dân và cán bộ, công chức.

Đối chiếu với Nghị định số 24/2014/NĐ-CP hiện hành thì dự thảo Nghị định lần này, nếu được thông qua có thể nói đây là một bước tiến “vượt bậc” trong việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, biên chế các cơ quan nhà nước ở địa phương. Người đứng đầu Bộ Nội vụ, cơ quan xây dựng dự thảo Nghị định lần này trước đây từng lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp - một tỉnh luôn dẫn đầu chỉ số CPI và đặc biệt là tỉnh có những biện pháp rất khoa học, sáng tạo và quyết liệt trong sắp xếp bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức như tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo; tổ chức kiểm tra, sát hạch định kỳ cán bộ, công chức hay lãnh đạo tỉnh đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp... Do đó, người dân có cơ sở để tin tưởng rằng đợt sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế lần này sẽ đạt kết quả như kỳ vọng.

Điểm nhấn đầu tiên của dự thảo Nghị định là việc sáp nhập một số sở, ngành có chức năng tương tự nhau nhằm tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối như sáp nhập Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư để thành lập Sở Kế hoạch - Tài chính hay sáp nhập Sở Xây dựng và Sở Giao thông vận tải (gồm cả Sở Quy hoạch kiến trúc, nếu có) để thành lập Sở Hạ tầng và Phát triển đô thị. Sắp xếp, tổ chức lại một số sở, ngành đặc thù với những tiêu chí cụ thể, chặt chẽ nhằm hạn chế tình trạng tùy tiện, rập khuôn trong việc thành lập các sở, ngành ở các địa phương thời gian qua.

Điểm nhấn tiếp theo đó là dự thảo Nghị định việc quy định cụ thể, khống chế đơn vị cấp phòng, chi cục và chức danh lãnh đạo, quản lý ngay trong các đơn vị ấy. Do quy định hiện hành không quy định “cứng”, cụ thể số đơn vị cấp phòng, chi cục, đơn vị sự nghiệp mà giao cho bộ, ngành chủ quản phối hợp với Bộ Nội vụ quyết định nên dẫn đến tùy tiện trong việc thành lập các đơn vị trực thuộc làm phình to bộ máy thời gian qua.

Mặt khác, việc giao cho UBND cấp tỉnh quy định số lượng chức danh cán bộ cấp phòng trở xuống nên dẫn đến bổ nhiệm hàng loạt cán bộ lãnh đạo, quản lý gây bức xúc trong xã hội. Minh chứng là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương có đến 44 người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý trong khi chỉ có 46 biên chế. Dự thảo Nghị định lần này đã khắc phục triệt để tình trạng trên, khi quy định phòng thuộc sở hoặc chi cục có từ 5 - 10 biên chế mới được bổ nhiệm 1 phó phòng; phòng từ 10 đến 15 biên chế mới được bổ nhiệm 2 phó phòng và một đơn vị cấp phòng, có không quá 2 chức danh phó phòng.

Đóng góp đối với dự thảo Nghị định, theo chúng tôi cơ quan chủ trì cần quy định thêm việc sáp nhập Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ để thành lập Sở Công nghệ và Thông tin, vì chức năng nhiệm vụ của các đơn vị này khá tương đồng nhau.

Tương tự, có thể sáp nhập Sở Ngoại vụ và Sở Du lịch trong trường hợp một địa phương đủ điều kiện thành lập cả 2 sở này để thành lập Sở Ngoại vụ và Du lịch, thậm chí có thể nhập Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thành lập Sở Tài nguyên và Nông nghiệp... Ngoài ra, hạn chế tối đa việc thành lập chi cục ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, vì đây là nguyên nhân làm bộ máy, biên chế phình to.

Bên cạnh đó, về lâu dài, các cơ quan có thẩm quyền cũng cần tiếp tục nghiên cứu sắp xếp tổ chức bộ, ngành ở trung ương và cơ quan chuyên môn cấp huyện cho phù hợp nhằm đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ đồng bộ, thông suốt từ trung ương đến cơ sở.

Thiết nghĩ, việc ban hành quy định mới về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng, cấp bách. Điều này không những đẩy nhanh việc tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế mà còn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức.

Để việc triển khai Nghị định đạt kết quả khi được thông qua, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản tạm dừng việc luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức nhằm đảm bảo không xảy ra tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy bổ nhiệm khi trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Phạm Văn Chung (Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum)

Tác giả bài viết: Phạm Văn Chung

Nguồn tin: theo báo Lao Động

 

Tin nóng nhất

Cần tuyển thêm nhân viên kinh doanh cho sàn giao dich BĐS petrothanglongland.

Cần tuyển thêm nhân viên kinh doanh cho sàn giao dich BĐS petrothanglongland.

43 DỰ ÁN MA CỦA CÔNG TY ALIBABA CHÍNH THỨC ĐƯỢC CÔNG BỐ

Trong đó có 2 dự án ma nằm ở tỉnh Bình Thuận, 28 dự án ma ở Đồng Nai và 13 dự án ma ở tỉnh Bà Rịa - Vũng...

Nha Trang nhập cuộc đua chiếm ngôi vương trên...

Nha Trang nhập cuộc đua chiếm ngôi vương trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Chuẩn bị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai sau 3 năm thi hành

Chuẩn bị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai sau 3 năm thi hành

Năm 2019, bất động sản Vân Đồn, Phú Quốc hết sốt ảo, tăng trưởng tốt

Năm 2019, bất động sản Vân Đồn, Phú Quốc hết sốt ảo, tăng trưởng tốt

Nhận tin từ PETROTHANGLONGLAND
Đăng ký để nhận bản tin mới nhất từ PETROTHANGLONGLAND
Kết nối với PETROTHANGLONGLAND